Giải pháp xây dựng

Giải pháp xây dựng

Giải pháp xây dựng công trình của dự án:

1. Các căn cứ để lập phương án và giải pháp xây dựng

Để lập các phương án giải pháp xây dựng, phải căn cứ vào điều kiện và yêu cầu sau đây :

– Tình hình của địa điểm xây dựng về mặt tự nhiên, kinh tế và xã hội.

– Công suất và dây chuyền công nghệ đã được lựa chọn

– Khả năng cung cấp đầu vào cho quá trình xây dựng như vốn, nguyên vật liệu xây dựng, máy móc xây dựng, nhân lực xây dựng

– Thời gian xây dựng yêu cầu (phân theo từng đợt nếu có)

– Các quy định và luật pháp có liên quan đến xây dựng (như các tiêu chuẩn, quy chuẩn về thiết kế và thi công xây dựng…)

– Các kết quả so sánh về hiệu quả kinh tế

2. Những nội dung cơ bản của phần giải pháp xây dựng

2.1 Giới thiệu tình hình địa điểm xây dựng

Để làm cơ sở cho việc đưa ra giải pháp xây dựng, việc đầu tiên người soạn thảo cần làm là giới thiệu tình hình địa điểm xây dựng với các nội dung chính sau đây :

–         Tình hình về điều kiện tự nhiên

  • Tình hình về địa hình xây dựng như diện tích, độ bằng phẳng, nhu cầu san lấp, di chuyển dân cư, các công trình hiện có cần bảo vệ…
  • Tình hình thời tiết và địa chất – thủy văn, nhất là tình hình mực nước ngầm, khả năng úng lụt, ảnh hưởng của thời tiết đến địa chất thủy văn, tình hình mưa bão…
  • Tình hình địa chất công trình, nhất là khả năng chịu lực của nền đất, các khó khăn và thuận lợi cho giải pháp nền móng.

–         Tình hình kinh tế – xã hội

  • Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng văn hóa – xã hội và ảnh hưởng của chúng đến các giải pháp xây dựng.
  • Tình hình về khả năng cung cấp nguyên vật liệu và nhân công tại chỗ, khả năng hợp tác với lực lượng xây dựng tại chỗ.

2.2 Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng của công trình xây dựng của dự án

a. Các nguyên tắc lập tổng mặt bằng xây dựng

– Phù hợp một cách tốt nhất với dây chuyền công nghệ đã lựa chọn cả về mặt kỹ thuật, kinh tế, an toàn và bảo vệ môi trường.

– Phù hợp với các yêu cầu của kỹ thuật xây dựng đối với quy hoạch tổng mặt bằng như : khoảng cách các công trình, độ dốc thoát nước, sự phù hợp với yêu cầu của giải pháp nền móng, bảo đảm độ bền chắc của công trình…

– Bố trí các công trình đáp ứng được các yêu cầu về an toàn (chống cháy, chống nổ), các yêu cầu về bảo vệ môi trường (nhất là hướng gió và lượng thải các chất đôc hại), các yêu cầu về bảo vệ các công trình hiện có (nhất là trường hợp xây chen nhà cao tầng)…

– Sử dụng hợp lý đất đai, tiết kiệm đất, bảo đảm nhu cầu phát triển tương lai.

– Ngoài ra cần 2 tiêu chuẩn sau :

  • Tạo điều kiện thuận lợi cho khâu thi công xây dựng
  • Bảo đảm chi phí ít nhất và hiệu quả kinh tế lớn nhất

b. Nội dung của quy hoạch tổng mặt bằng công trình và nhu cầu xây dựng

– Quy hoạch các hạng mục công trình sản xuất chính

– Quy hoạch các hạng mục công trình sản xuất phụ, (trường hợp này xảy ra khi nhà máy có quy định sản xuất phụ. Ví dụ xưởng đúc cấu kiện bê tông cốt thép nằm trong nhà máy xi măng, phân xưởng sản xuất trên cơ sở tận dụng các phế phẩm…)

– Quy hoạch các hạng mục công trình phụ trợ : trong phần này bao gồm các hạng mục bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, các nhà để xe vận tải, kho bãi, các công trình có liên quan đến cung ứng đầu vào và tiêu thụ đầu ra…

– Quy hoạch các công trình giao thông vận tải nội bộ nhà máy.

– Quy hoạch các công trình về đường điện, đường cấp nước và thoát nước.

– Quy hoạch về công trình liên lạc và thông tin.

– Quy hoạch về các công trình bảo vệ môi trường, cây xanh.

– Quy hoạch về các công trình văn phòng làm việc của cơ quan quản lý, các công trình văn phòng làm việc của cơ quan quản lý, các công trình phục vụ đời sống vật chất và văn hóa cho công nhân.

– Các hạng mục công trình về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ.

2.3 Các giải pháp về kiến trúc

Trong phần này dự án phải giải quyết các vấn đề sau :

– Giải pháp kiến trúc của từng ngôi nhà : hình khối kiến trúc của từng ngôi nhà phải phù hợp với giải pháp mặt bằng của từng ngôi nhà.

– Xác định số tầng và độ cao của nhà hợp lý

– Giải pháp kiến trúc của toàn bộ tập thể hạng mục công trình: trog phần này các giải  pháp kiến trúc phải giải quyết vấn đề hài hòa về hình khối và mặt bằng cho cả tập thể các hạng mục công trình năm trong tường rào của dự án.

– Giải pháp kiến trúc của công trình đối với môi trường xung quanh: trong phần này giải pháp kiến trúc phải giải quyết mối quan hệ hài hòa giữa công trình định xây dựng với cảnh quan chung quanh, đặc biệt phải tôn trọng giá trị của các công trình kiến trúc lịch sử cổ có giá trị nằm bên cạnh công trình định xây dựng.

2.4 Các giải pháp về kết cấu xây dựng

a. Các căn cứ để lựa chọn kết cấu xây dựng

– Yêu cầu của dây chuyền công nghệ đã lự chọn

– Tính chất chịu lực của công trình (sơ đồ tải trọng)

– Các yêu cầu về độ bền chắc của công trình: phần này phải tuân theo quy định về độ bền chắc, độ chịu lửa, độ chống ăn mòn, chống động đất được bộ xây dựng quy định cho từng cấp nhà cửa, cấp công trình.

– Khả năng cung cấp vật tư xây dựng đáp ứng với yêu cầu chịu lực của kết cấu

– Yêu cầu về độ linh hoạt và dễ cải tạo, dễ mở rộng của mặt bằng công trình.

– Tạo điều kiện thuận lợi cho khâu thi công, có khả năng cung cấp máy móc thi công xây dựng phù hợp

– Yêu cầu của thời gian xây dựng

– Tính kinh tế của giải pháp kết cấu

b. Nội dung của các giải pháp kết cấu xây dựng

Cần chú ý rằng việc tính toán giải pháp kết cấu cụ thể sẽ được tiến hành ở giai đoạn thiết kế sau khi dự án đầu tư đã được duyệt. Ở giai đoạn này  mới chỉ quy định những nét lớn như :

– Cấp công trình về độ bền, chắc, độ chịu lửa, độ chống động đất và độ chống ăn mòn.

– Các loạt vật liệu được dùng làm kết cấu.

– Sơ đồ kết cấu tổng quát, ví dụ kết cấu khung, kết cấu đổ tại chỗ hay lắp ghép…

– Các kết cấu đặc biệt cần lưu ý từ nền móng, khung nhà, mái và trang trí hoàn thiện.

2.5 Các giải pháp về công nghệ xây dựng và tổ chức xây dựng.

Việc tính toán chi tiết các giải pháp công nghệ xây dựng và tổ chức xây dựng sẽ được tiến hành ở giai đoạn chuẩn bị xây dựng sau này. Ở bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi chỉ quy định những nét lớn sau :

– Tổng tiến độ xây dựng, trong đó chỉ rõ các đợt xây dựng nếu có quy định xây dựng thành từng đợt. Thời gian xây dựng sẽ do chủ đầu tư quyết định căn cứ vào khả năng thi công và chủ trương kinh doanh (có thể tham khảo thời gian xây dựng ở các công trình tương tự đã được xây dựng, có điều chỉnh cho phù hợp với công trình của dự án)

– Nếu dự án phải sử dụng các biện pháp thi công lớn và khó thì đòi hỏi phải dự kiến ngay ơ giai đoạn lập dự án khả thi, khả năng mua hay thuê các thiết bí thi công đặc biệt để thực hiện các biện pháp này và còn dự trù kinh phí.

– Dự kiến các khó khăn khách quan cho khâu thi công về thời tiết, về mặt bằng chật hẹp, về bảo vệ các công trình hiện có lân cận kèm theo phương hướng khắc phục.

– Các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong khâu thi công.

– Dự kiến các phương thức thực hiện xây dựng để từ đó lựa chọn cơ quan tư vấn, tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu. 

2.6 Dự kiến tổng chi phí cho giải pháp xây dựng

Để xác định tổng chi phí xây dựng phải dựa trên cơ sở các hạng mục công trình với các đặc tính kết cấu và kiến trúc kèm theo.  Dựa trên đơn giá tính cho 1m2 xây dựng, hay nói chung 1 đơn vị sản phẩm xây dựng, sẽ tìm ra chi phí cho từng hạng mục công trình và trên cơ sở đó, cho toàn bộ công trình. Các đơn giá xây dựng thường được lấy theo các bảng có sẵn dựa trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm của các công trình tương tự đã được xây dựng, có điều chỉnh lại cho phù hợp với tình hình mới.

2.7 Thống kê các kết quả tính toán thành các bảng biểu.

Trong này cần nêu rõ :

– Danh sách các hạng mục công trình kèm theo nhu cầu về diện tích xây dựng, cấp công trình, loại kết cấu (bằng vật liệu gì), số tầng.

– Nhu cầu về đất đai xây dựng

– Nhu cầu về xây dựng các công trình nằm ngoài tường rào.

– Nhu cầu về chi phí xây dựng

 

Hãy kết nối với chúng tôi!

Liên hệ ngay để nhận nhiều ưu đãi của chúng tôi. Công ty TNHH tư vấn thiết kế xây dựng Pháp Việt hàng đầu Việt Nam